Các loại sơn tường hiện nay, cả loại có chất lượng lẫn kém chất lượng đều gây mùi khó chịu trong vài ngày đầu tiên khi sơn lên tường.
Có rất nhiều cách để khử mùi sơn trên tường như dùng giấm, hành tây, mở thoáng cửa, bật quạt hoặc tránh tiếp với những nơi vừa sơn.
PGS.TS Ngô Quang Viên, chủ nhiệm khoa Xây dựng, Đại học xây dựng khẳng định: Đã là sơn thì tất có mùi, bất kể là sơn xịn hay kém chất lượng. Mùi khó chịu này tồn tại trong khoảng 5 - 7 ngày đầu tiên khi sơn lên tường. Đọc thêm: Tư vấn chọn màu sơn nhà đẹp
Các loại sơn tường hiện nay, cả loại có chất lượng lẫn kém chất lượng đều gây mùi khó chịu trong vài ngày đầu tiên khi sơn lên tường
Sơn gồm 4 thành phần chính
Chất tạo màng: Là vật liệu tạo màng liên tục kết dính với nền làm cho bề mặt nền được bao phủ, kết nối với nhau và kết nối với các chất khác có trong thành phần để tạo ra màng có độ rắn chắc thỏa đáng.
Cấu tử bay hơi: Là chất lỏng (nước hoặc dung môi hữu cơ) hòa tan chất tạo màng tạo ra môi trường lỏng đủ để tạo màng và bay hơi trong và sau khi tạo màng.
Bột màu: Là những hạt rắn, mịn không hòa tan và phân tán đều trong chất tạo màng và còn lại trong màng phủ sau khi tạo màng. Bột màu tạo độ đục, cải thiện tính năng của màng phủ.
Phụ gia: Là những vật liệu để biến đổi những đặc tính của màng phủ. Phụ gia và bột màu có tác dụng làm thay đổi độ nhớt, chống mốc, bám bẩn...
"Xịn" hay kém chất lượng đều có mùi
ThS Trịnh Minh Đạt, Viện Vật liệu xây dựng giải thích, sơn tường là loại sơn tan trong nước đa phần sử dụng trang trí và bảo vệ bề mặt các công trình xây dựng.
Hầu hết sơn tường hiện đang sử dụng phổ biến là loại sơn nhũ tương nước. Chúng đều có mùi bởi màng sơn được tạo thành từ một hoặc vài loại polyme khác nhau. Mùi của sơn gây ra là do mùi của polyme.
Theo PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam, bản thân các loại polyme không gây độc. Song, người ta phải sử dụng các loại dung môi để hòa tan polyme.
Chính những loại dung môi (dạng lỏng) này là tác nhân gây ra những mùi khó chịu. Khi tiếp xúc với những loại dung môi ở nồng độ cao, người dân có thể bị các bệnh về đường hô hấp hoặc gây dị ứng.
Các chuyên gia cho biết, hiện ở Việt Nam chưa có đánh giá tác động của sơn tường tới môi trường và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. Song, người sử dụng có thể yên tâm bởi các hãng sản xuất sơn đều có những đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Điều đáng lo ngại là những loại sơn kém chất lượng trôi nổi ngoài thị trường, không đảm bảo độ an toàn. Hơn thế, ngay cả khi không gây ra tác hại nào cho cơ thể, thì việc "bốc mùi" của sơn trong 6 - 7 ngày đầu tiên cũng làm người sử dụng cảm thấy khó chịu, thậm chí không ít người cảm thấy buồn nôn khi hít phải mùi hắc, nồng nồng do sơn tường gây ra.
Mở thoáng cửa, tránh tiếp xúc
Trong dân gian có rất nhiều mẹo khắc phục mùi sơn như lấy giấm ăn đổ vào bát để khắp nơi trong nhà, lấy hành tây cắt mỏng trải khắp nhà, pha nhiều chậu nước muối đặc, đặt 10m2/chậu.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Quyền, các cách này không đảm bảo hiệu quả tuyệt đối. Với những công trình mới xây, cách tốt nhất là chờ sơn bay hết mùi (khoảng 5 - 7 ngày sau khi sơn) mới dọn đến nhà ở. Đối với những ngôi nhà cũ, việc "lánh nạn" là điều khó thực hiện. PGS.TS Viên cho biết, đối với những "trường hợp bất khả kháng này" phải mở hết các cửa và bật quạt để thông gió, giúp mùi bay ra khỏi căn hộ. "Vệc sử dụng giấm, hành tây chỉ là cách mùi khử mùi, mùi sơn hết thì lại nồng nặc mùi hành, mùi giấm. Thông gió là cách tốt nhất", PGS.TS Viên nói.
Một vài lời khuyên thực hiện sơn tường
Các chuyên gia khuyên trước khi sơn cần di chuyển hoặc che phủ tất cả đồ đạc và sàn nhà, dùng đá mài hoặc giấy ráp thô đánh nhẫn phẳng và sạch các bề mặt cần sơn, cất gọn các công tắc điện rời và che kín ổ cắm ở trên tường. Khi mua sơn, nên chọn những loại sơn phù hợp với ngôi nhà...
Read More